Nắm bắt điện tử cơ bản

Mất gốc, mất căn bản là việc cũng giống như chúng ta đứng trong vũng lầy mà nhảy vậy. Không thể bật lên và không thể trụ vững. Mình cũng như các bạn nên chúng ta hãy đi từ học vỡ lòng nhé. Dưới đây là tài liệu mình đúc kết được:

1. Đầu Tiên Phải Hiểu Về Điện Và Mạch Điện

Các Khái Niệm Cơ Bản ( Phải thuộc lòng như học đánh vần )

  • Điện áp (Voltage): Ký hiệu là (V) đây là hiệu điệu thế là chỉ số đo được.
  • Dòng điện (Current): Đơn vị đo là Ampe ký hiệu là (A), là lượng điện tích di chuyển qua một điểm trong mạch còn có thể gọi là cường độ dòng điện. Sức công phá phụ thuộc ở đây.
  • Điện trở (Resistance): Đơn vị đo là Ohm (Ω), là sự cản trở dòng điện. Cũng giống như sự ma sát trong vật lý vậy. Nó khiến (A) bị giảm hoặc xuống thấp. ” Cái này được sử dụng rất nhiều “.

 

BÊN TRÊN LÀ NHỮNG THỨ CƠ BẢN PHẢI HIỂU NHÉ

 

2. Hiều Về 2 Loại Linh Kiện Cơ Bản Thường Gặp

I.Linh Kiện Thụ Động

  • Điện trở (Resistor): Giới hạn dòng điện trong mạch. Nó sẻ làm giảm cường độ.
  • Tụ điện (Capacitor): Lưu điện và phóng điện. Tốc độ cực kỳ nhanh.
  • Cuộn cảm (Inductor): Lưu trữ năng lượng trong từ trường. Kiểu như áp được bơm trong đường ống đang chảy xuống dốc vậy. Nó hút điện đầu vào rất dữ dằn.

II.Linh Kiện Chủ Động

  • Diode: Chỉ cho dòng điện đi qua một chiều.
  • Transistor: Dùng để khuếch đại hoặc chuyển mạch, chuyển hướng.
  • IC (Integrated Circuit): Mạch tích hợp chứa nhiều linh kiện nhỏ.

3. Đọc Được Sơ Đồ Mạch Điện

  • Biểu đồ của điện trở, tụ điện, cuộn cảm, diode, transistor và IC.
  • Cách nối các linh kiện để tạo thành mạch hoàn chỉnh.

4. Sử Dụng Công Cụ Đo Lường

  • Multimeter: Dùng để đo điện áp, dòng điện và điện trở.
  • Oscilloscope: Dùng để xem dạng sóng của tín hiệu điện.

5. Mạch Cơ Bản

Mạch Nối Tiếp và Song Song

  • Mạch nối tiếp: Dòng điện chạy qua các linh kiện theo một đường duy nhất.
  • Mạch song song: Dòng điện được chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh chạy qua một linh kiện riêng biệt.

Luật Ohm

  • V = I * R: Điện áp (V) bằng dòng điện (I) nhân với điện trở (R).

6. Thực Hành Thông Qua Các Dự Án Đơn Giản

Dự Án Thực Hành

  • Mạch đèn LED: Kết nối một đèn LED với một điện trở để làm đèn sáng.
  • Mạch đèn nhấp nháy: Sử dụng một transistor và một vài linh kiện khác để làm đèn LED nhấp nháy.
  • Mạch chia điện áp: Sử dụng hai điện trở để tạo một điện áp nhỏ hơn từ nguồn điện áp lớn hơn.

7. Sử Dụng Breadboard

  • Breadboard: Bảng mạch thử nghiệm cho phép bạn kết nối linh kiện mà không cần hàn.

Tổng Kết

  • Học các khái niệm cơ bản về điện áp, dòng điện và điện trở.
  • Làm quen với các linh kiện điện tử cơ bản như điện trở, tụ điện, diode và transistor.
  • Thực hành bằng cách xây dựng các mạch đơn giản trên breadboard.
  • Sử dụng công cụ đo lường để kiểm tra mạch của bạn.
  • Tham khảo các tài liệu và khóa học trực tuyến để nâng cao kiến thức.

Chúc bạn học tốt và nếu có bất kỳ câu hỏi nào cụ thể, mình luôn sẵn lòng

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang